Hướng dẫn công thức tính bình quân gia quyền

Khi Thiết lập thông tin giá khi Thêm mới sản phẩm, Giá vốn sản phẩm sẽ được tính toán lại sau mỗi lần nhập hàng theo phương pháp bình quân gia quyền.

Khái niệm "Bình quân gia quyền"

Bình quân gia quyền trong tiếng Anh được gọi bằng thuật ngữ “Weighted Average” (hay Weighted Mean), nôm na là chỉ số trung bình có trọng số.

Bình quân gia quyền, còn gọi trung bình cộng gia quyền (hay trung bình cộng có trọng số), là giá trị trung bình cộng thể hiện sự quan trọng của các phần tử trong tập hợp các số đó. Mỗi phần tử trong tập hợp được gọi là 1 giá trị quan sát, gắn với một trọng số. Trọng số chính là đại lượng phản ánh độ tin cậy, đại lượng chỉ tần suất lặp lại hoặc đại lượng dùng để so sánh tầm quan trọng của các thông tin phục vụ cho việc tính toán.

Công thức xác định số Bình quân gia quyền

MAC = ( A + B ) / C

Với:

  • MAC: Giá vốn của sản phẩm sau khi thực hiện nhập hàng

  • A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Số tồn kho trước khi nhập hàng * giá vốn sản phẩm (biến thể) trước khi nhập hàng

  • B: Giá trị kho nhập mới = (Số tồn mới nhập kho * giá nhập kho) + các chi phí nhập hàng

  • C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập

Trường hợp 1: Giả sử doanh nghiệp có các giao dịch sau trong tháng:

  • Ngày 1: Nhập 10 sản phẩm A với giá 100 đồng/cái.

  • Ngày 10: Nhập thêm 20 sản phẩm A với giá 120 đồng/cái.

  • Ngày 15: Bán 15 sản phẩm A.

Biết rằng tồn kho đầu kỳ là 5 sản phẩm A tồn có giá ghi sổ là 90 đồng/cái

Hãy tính giá xuất kho cho 15 sản phẩm đã bán và giá hàng tồn kho cuối kỳ.

Lời giải

Theo phương pháp bình quân cuối kỳ dự trữ

  • Giá bình quân sau cả tháng: (5 * 90 + 10 * 100 + 20 * 120) / (5 + 10 + 20) =110 đồng/cái.

  • Giá xuất kho cho 15 sản phẩm đã bán: 15 * 110 = 1500 đồng.

  • Giá hàng tồn kho: 20 *110 = 2200 đồng.

Theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn

  • Giá bình quân sau lần nhập hàng đầu tiên: (5 * 90 + 10 * 100) / (5 + 10) = 96.67 đồng/cái.

  • Giá bình quân sau lần nhập hàng thứ hai: (15 * 96.67 + 20 * 120) / (15 + 20) =110 đồng/cái.

  • Giá xuất kho cho 15 sản phẩm đã bán: 15 * 110 = 1500 đồng.

  • Giá hàng tồn kho cuối kỳ: 20 * 110 = 2200 đồng

Lưu ý:

Trên thực tế việc ước lượng các giá trị xi có chính xác hay không còn phụ thuộc tính chất đối xứng khi phân phối của từng tổ. Nếu phân phối của từng tổ có tính chất đối xứng thì giá trị xi ước lượng có thể chấp nhận được. Ngược lại, nếu phân phối của từng tổ không đối xứng (lệch trái hoặc lệch phải) thì giá trị xi ước lượng không chính xác, dẫn đến kết quả vô nghĩa.

Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện: Phương pháp này chỉ yêu cầu cộng tổng giá trị hàng hóa và chia cho tổng số lượng hàng hóa để tính giá bình quân.

  • Cung cấp giá trung bình: Phương pháp này cung cấp một giá trung bình của hàng hóa, giúp giảm thiểu sự biến động của giá hàng hóa do thay đổi giá nhập hàng.

  • Phù hợp với hàng hóa không thể phân biệt: Phương pháp này rất hữu ích khi áp dụng cho các mặt hàng không thể phân biệt được từng cái hay từng đơn vị cụ thể, ví dụ như xăng, dầu, ngũ cốc, v.v.

Nhược điểm

  • Không chính xác khi giá hàng hóa biến động mạnh: Khi giá nhập hàng có những biến động lớn, phương pháp bình quân gia quyền có thể tạo ra sự sai lệch khi phân bổ chi phí hàng tồn kho.

  • Không thể theo dõi chính xác lô hàng cụ thể: Đối với các doanh nghiệp cần theo dõi chính xác giá của từng lô hàng cụ thể, phương pháp này không phù hợp.

  • Không phản ánh chính xác lưu thông hàng hóa: Phương pháp này không phản ánh chính xác quy trình lưu thông hàng hóa (nhập trước – xuất trước hoặc nhập sau – xuất trước).

  • Không chính xác khi giá hàng hóa biến động mạnh: Khi giá nhập hàng có những biến động lớn, phương pháp bình quân gia quyền có thể tạo ra sự sai lệch khi phân bổ chi phí hàng tồn kho.

  • Không thể theo dõi chính xác lô hàng cụ thể: Đối với các doanh nghiệp cần theo dõi chính xác giá của từng lô hàng cụ thể, phương pháp này không phù hợp.

  • Không phản ánh chính xác lưu thông hàng hóa: Phương pháp này không phản ánh chính xác quy trình lưu thông hàng hóa (nhập trước – xuất trước hoặc nhập sau – xuất trước).

Last updated